1, Mô tả nghề
Nghề “Điện tử công nghiệp” là nghề chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý và lắp đặt các mạch: điện tử công nghiệp, khí cụ điện, mạch đo lường điện tử, mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle-khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng PLC, thiết bị kỹ thuật xung-số. Nghề Điện tử công nghiệp là nghề bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle - khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung - số, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng."
Nghề Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc đã được phê duyệt là ngành, nghề đào tạo trọng điểm cấp Quốc tế.


2. Kiến thức kỹ năng đạt được sau khóa học
- Về Kiến thức:
+ Hiểu được nội quy an toàn trong quá trình thực hiện công việc tại xưởng thực hành cũng như trong nhà máy.
+ Hiểu được các định luật, khái niệm về điện tử, các loại thiết bị điện tử và máy điện.
+ Trình bày được các tiêu chuẩn của bản vẽ, nhận biết và hiểu được các kí hiệu dùng trong bản vẽ, tra cứu được thiết bị qua các kí tự, kí số và đọc, hiểu được các bản vẽ về mạch điện.
+ Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.
+ Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực điện và điện tử.
+ Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp. Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.
+ Phân tích được phương pháp thiết kế một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
+. Hiểu cấu trúc, phân tích được sơ đồ của một số hệ thông điều khiển khí nén thông dụng.
+ Có khẳ năng thiết kế và lập trình được các vi mạch điện tử số và vi điều khiển.
+ Hiểu được các thao tác kỹ năng thực hành cơ bản trong sử dụng dụng cụ bằng tay.
+ Hiểu được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người quản lý trong sản xuất.
+ Hiểu được vị trí, vai trò của rô bốt công nghiệp trong sản xuất các dây chuyền điện tử.
+ Mô tả được cấu trúc mạng truyền thông trong công nghiệp, phân tích được các tính năng chính của chuẩn RS232, RS485 ứng dụng trong mạng truyền thông công nghiệp.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng được một số thiết bị an toàn.
+ Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề.
+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý).
+ Thao tác các kỹ năng thực và tạo ra các sản phẩm cơ khí cơ bản.
+ Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành.
+ Vận hành đ­ược các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
+ Đọc và hiểu được các dạng sơ đồ điện như: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt, sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến.
+ Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.
+ Bảo trì, sửa chữa đư­ợc các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.
+ Thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng.
+ Lập trình được một số IC số cơ bản và mạch vi điều khiển.
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghành và quản lý, tổ chức sản xuất.
+ Lắp đặt và điều khiển được các động cơ điện 1 chiều, xoay chiều 1 pha và 3 pha theo yêu cầu.
+ Lắp đặt và vận hành hệ thống khí nén cơ bản theo yêu cầu.
+ Lắp ráp, lập trình và điều khiển rô bốt công nghiệp đơn giản.
+ Trình bày được các biện pháp quản lý lao động, quản lý vật tư, trình bày được biện pháp tổ chức thi công, lập được biện pháp tổ chức và quản lý một tổ sản xuất.
+ Kết nối được các thiết bị dùng cáp quang, trình bày được cấu trúc mạng Modbus, Mạng AS-i, Mạng Industrial Ethernet và xác định và xử lý được một số vấn đề đơn giản.
+ Chế tạo, lắp đặt hệ thống và vận hành rô bốt công nghiệp.
+ Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.


3. Cơ hội việc làm và học tập nâng cao trình độ
Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử.
- Các dây chuyền sản xuất tự động.
- Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử công nghiệp
- Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.
- Tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm.
- Hướng dẫn nghề nghiệp cho thợ có trình độ thấp hơn.
- Sau khi kết thúc quá trình học tập người học có thể tự nghiên cứu để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn: Liên thông từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề và liên thông từ Cao đẳng nghề lên Đại học.

02113535868